Có rất nhiều nguyên nhân khiến đồng hồ của bạn bị trục trặc, không hoạt động,…, và một trong những nguyên nhân rất phổ biến đó là bộ chuyển động của đồng hồ bị khô, do nhiều khách hàng không để ý lau dầu thường xuyên.
Lau dầu đồng hồ cũng giống như thay nhớt xe máy, bộ chuyển động là tập hợp của nhiều bộ phận, các bộ phận này được bôi trơn với nhau và chạy trơn tru do có lớp bôi trơn có dầu giữa các bộ phận.
Lớp dầu sử dụng lâu ngày sẽ khô lại khi bụi hoặc hơi nước xâm nhập vào đồng hồ, tạo thành chất kết dính và trở thành “vật cản” ngăn các bộ phận chuyển động
Xem thêm: Làm gì khi đồng hồ bị vô nước
Xem thêm: Đồng hồ có chạy chính xác không ?
1. Đồng hồ nào cần tra dầu ?
Bất kỳ đồng hồ nào cũng phải được bôi trơn thường xuyên, trừ đồng hồ thông minh thì tất cả đồng hồ có pin, động cơ tự động và màn hình có kim (kiểu 2 pin, 3 pin, 6 pin) cần được làm sạch thường xuyên.
2.Định kì bao lâu thì tra dầu cho đồng hồ
Thời gian tra dầu thường xuyên tùy thuộc vào điều kiện của nhà sản xuất, ví dụ Seiko khoảng 3 năm một lần, Tissot khoảng 4-5 năm một lần.
Dưới đây là thời gian lau dầu trung bình của các hãng đồng hồ Nhật Bản và Thụy Sĩ:
Đối với đồng hồ cơ thương hiệu Nhật Bản, thời gian lau dầu từ 2-3 năm / lần.
Đồng hồ cơ Thụy Sĩ:
+ Dòng trung bình thấp (dưới 15 triệu đồng): 3 - 4 năm / lần.
+ Dòng cao cấp, hạng sang (trên 15 triệu đồng): 4 - 5 năm 1 lần.
+ Đồng hồ siêu cao cấp, như: Rolex, Omega...sử dụng trung bình 5 năm mới tra dầu
Đối với đồng hồ pin, cửa hàng có thể đề xuất tra dầu khi bạn thay pin đồng hồ. Trên đây chỉ là một số lịch lau dầu mang tính chất tham khảo, bạn cũng cần theo dõi hoạt động của đồng hồ để nhanh chóng tìm ra lỗi và sửa chữa ngay.
Cụ thể, nếu gặp những trường hợp sau, bạn nên đưa ngay đồng hồ đến cửa hàng sửa chữa, thay dầu:
- Đồng hồ chạy không ổn định, lúc được lúc mất
- Kim đồng hồ quay chậm, sai lệch giờ.
- Đồng hồ không chạy dù còn đầy pin.
- Đồng hồ bị ẩm, có hơi nước.
- Đồng hồ nhiễm từ tính.
Xem thêm: Cách xử lý đồng hồ bị nhiễm từ
3. Tra dầu đồng hồ ở đâu tốt nhất
Lựa chọn lau dầu đồng hồ ở cửa hàng rẻ tiền và không uy tín sẽ mang lại những rủi ro sau cho đồng hồ của bạn:
- Không có thiết bị thích hợp để mở nắp sau của đồng hồ gây xước vỏ, hỏng bộ máy
- Thay bằng dầu "giả" không phù hợp cho đồng hồ.
- Không lau kỹ các chi tiết máy, để lại bụi trên máy.
- Sử dụng sai loại dầu và sai số lượng dầu
- Lắp đồng hồ sai cách sau khi tra dầu, gây thấm nước sau khi sửa
Việc lau dầu đồng hồ chỉ làm khoảng 2 năm/lần, bạn nên lau dầu đồng hồ ở trung tâm sửa chữa bảo hành chính hãng, tuy giá sẽ cao nhưng dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng, mang lại lợi ích kinh tế lâu dài.
4. Cách tra dầu đồng hồBước 1: Nhân viên kí nhận đồng hồ, kiểm tra, tư vấn cho khách
Bước 2: Vệ sinh vỏ ngoài đồng hồ
Bước 3: Dùng thiết bị chuyên dụng để mở đồng hồ từ phía đáy và lấy máy khỏi vỏ.
Bước 4: Tháo và kiểm tra từng phụ kiện, các hư hỏng và thay thế linh kiện thích hợp
Bước 5: Vệ sinh linh kiện, sấy khô.
Bước 6: Lắp đồng hồ đúng quy trình, tra dầu theo chuẩn của hãng
Bước 7: Kiểm tra pin hoặc lên dây cót cho đồng hồ
Bước 8: Canh chỉnh lại thời gian, sai số trên đồng hồ
Bước 9: Bảo trì, thay thế ron chống thấm.
Bước 10: Lấy máy nén khí để kiểm tra tính chống thấm của đồng hồ
Bước 11: Lau khô, lắp máy
Bước 12: Kiểm tra đồng hồ lần cuối, kí bàn giao cho khách
Xem thêm: Cách thay pin đồng hồ
5. Chi phí tra dầu đồng hồ, tra dầu mất bao lâu ?
Quá trình lau dầu cần phải cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác, đồng thời phải có thời gian đo lường hoạt động của thiết bị nên nhanh nhất là 7 ngày hoặc hơn.
Giá lau dầu đồng hồ dựa vào cơ cấu bộ chuyển động, loại và đời
máy, nhãn hiệu bộ máy… Mức giá tối thiểu từ 300.000đ trở lên